Kế hoạch CNTT 24/25

Thứ ba - 15/10/2024 16:04
Kế hoạch CNTT
Kế hoạch CNTT 24/25
UBND HUYỆN THANH OAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS ĐỖ ĐỘNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
Số: 153 /KH- THCSĐĐ           Đỗ Động, ngày 20 tháng 9 năm 2024

                                                                                                                                                                            
KẾ HOẠCH

Ứng dụng công nghệ thông tin năm học 2024 - 2025


Căn cứ Công văn số 3034/SGDĐT-CTTT ngày 04/9/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) năm học 2024-2025; 
Căn cứ công văn số 589/KH-GDĐT ngày 19/9/2024 của Phòng GD&ĐT Thanh Oai về việc ứng dụng CNTT năm học 2024 - 2025
Trường THCS Đỗ Động xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT năm học 2024 - 2025 của nhà trường như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

 1. Mục đích

- Tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho ngành GD&ĐT gồm: Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021-2026 và định hướng đến năm 2030”; Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025.
- Tăng cường các điều kiện bảo đảm về hạ tầng kỹ thuật và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, quản trị, dạy, học và nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, kiểm tra, đánh giá trong giáo dục; tiếp tục xây dựng hạ tầng số quốc gia về học tập, kho học liệu số chia sẻ dùng chung toàn Ngành.
- Đẩy mạnh triển khai nền tảng quản trị nhà trường tích hợp không gian làm việc số ở tất cả các cơ sở giáo dục. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu (CSDL), triển khai hệ thống thông tin quản lý Ngành, kết nối đầy đủ, toàn diện dữ liệu giữa các đơn vị; kết nối, chia sẻ dữ liệu của Ngành với các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành, CSDL của Thành phố phục vụ công tác báo cáo, thống kê, theo dõi, giám sát, cảnh báo, dự báo, kiểm tra và thanh tra của các cơ quan quản lý GD&ĐT.
- Tăng cường các nguồn lực của nhà nước và xã hội, nâng cao chất lượng nhân lực, đảm bảo các điều kiện về hạ tầng, cơ sở vật chất và trang thiết bị triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong GD&ĐT.

2. Yêu cầu

- Xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT năm học 2024 - 2025 và triển khai thực hiện có hiệu quả.
- Triển khai thực hiện hoàn thiện CSDL ngành GD&ĐT, khai thác hiệu quả CSDL phục vụ công tác quản lý, dạy học, kiểm tra đánh giá, đảm bảo thông tin 2 Nhà trường - Giáo viên - Cha mẹ học sinh - Học sinh; triển khai hiệu quả ứng dụng eNetViet;
- Có đủ máy tính có kết nối internet phục vụ cho công tác quản trị trường học, nhà trường có phòng máy vi tính để thực hiện dạy học môn Tin học chương trình GDPT 2018.
- Tham gia Cuộc thi Thiết kế bài giảng E-learning, bài giảng STEM, thiết bị dạy học số.
- 100% học sinh có tài khoản tự ôn tập, tham gia các kì thi, sân chơi trực tuyến do Phòng GDĐT phát động như Đấu trường Vioedu, onluyen.vn...
- Đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến.
- Triển khai cung cấp chữ ký số cá nhân cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ chuyển đổi số trong quản lý hồ sơ, sổ sách chuyên môn tích hợp chữ ký số cá nhân.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Chuyển đổi số trong dạy, học và kiểm tra đánh giá

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong nhà trường, trong đó lưu ý triển khai một số nội dung như sau:
Duy trì, khai thác sử dụng tối đa lợi ích của phần mềm quản lý học tập (LMS) trong hoạt động dạy học trực tuyến để trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày đối với giáo viên, học sinh.
Tăng cường xây dựng học liệu số (bao gồm: Bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác; phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho các môn học); đóng góp học liệu và khai thác sử dụng hiệu quả Kho học liệu dùng chung của Ngành trong tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.
Tăng cường thực hiện đánh giá thường xuyên và định kỳ về việc đôn đốc triển khai phần mềm truyền thông giáo dục hỗ trợ nhằm tăng cường sự tương tác giữa gia đình và nhà trường, hỗ trợ giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh, kiểm tra đánh giá và phối hợp với gia đình trong triển khai các hoạt động giáo dục.
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ năng số cho đội ngũ giáo viên; ưu tiên bồi dưỡng các nội dung gắn với thực tế công việc như: Ứng dụng các phần mềm dạy học, xây dựng học liệu số, bài giảng điện tử, kỹ năng tổ chức dạy học trực tuyến, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động dạy, học.
Rà soát, đầu tư mới, mua sắm bổ sung máy tính đáp ứng yêu cầu dạy môn Tin học; mua sắm thiết bị phục vụ xây dựng học liệu số và dạy học trực tuyến.
Triển khai hiệu quả hệ thống thư viện điện tử (bao gồm phần mềm quản trị thư viện và cơ sở dữ liệu số hóa sách và tài nguyên phục vụ dạy học và nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ), kết nối liên thông với các kho học liệu số, chia sẻ tài nguyên số hóa giữa các trường, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên.
2. Triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn môi trường giáo dục số trong nhà trường.
2.1. Chuyển đổi số trong quản trị các cơ sở giáo dục và xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục
- Tiếp tục triển khai hệ thống quản lý giáo dục chuyên ngành tại địa chỉ http://csdl.hanoi.edu.vn kết nối với cơ sở dữ liệu ngành GD&ĐT đảm bảo 100% CSGD thực hiện các phân hệ: quản lý người học (hồ sơ, kết quả quá trình học tập, rèn luyện, học bạ, sức khỏe), quản lý đội ngũ, quản lý cơ sở vật chất (trong đó có danh mục thiết bị dạy học tối thiểu, nhà công vụ cho giáo viên, phòng học, nước sạch, công trình vệ sinh), y tế học đường, thanh toán không dùng tiền mặt; đảm bảo kết nối thông suốt với cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục.
Tiếp tục triển khai cung cấp chữ ký số cá nhân cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ chuyển đổi số trong quản lý hồ sơ, sổ sách chuyên môn tích hợp chữ ký số cá nhân trong các trường học tiến tới mục tiêu quản lý chuyên môn không sử dụng giấy tờ, nâng cao hiệu quả quản lý tại https://hsdttruong.qlgd.edu.vn.
Triển khai hệ thống kiểm định chất lượng tại: http://kdcl.hanoi.edu.vn phục vụ chuyển đổi số trong công tác kiểm định chất lượng, tiến tới mục tiêu quản lý kiểm định chất lượng không sử dụng giấy tờ, nâng cao hiệu quả quản lý.
Phân công nguồn lực để triển khai học bạ số trong giáo dục phổ thông; tăng cường ứng dụng phương thức họp trực tuyến để tổ chức họp, hội nghị, hội thảo qua mạng và tổ chức sinh hoạt chuyên môn nói chung và sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình GDPT 2018 nói riêng; tiếp tục triển khai tham gia hiệu quả hội nghị trực tuyến do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.
Xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu theo Thông tư số 42/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về cơ sở dữ liệu GD&ĐT, trong đó tập trung triển khai một số nhiệm vụ như sau:
+ Tiếp tục triển khai mở rộng cơ sở dữ liệu ngành GD&ĐT, kết nối với các cơ sở dữ liệu GD&ĐT (cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, cơ sở vật chất và chuyển đổi số), cơ sở dữ liệu dân cư nhằm nâng cao tiện ích và hiệu quả cho công tác quản lý giáo dục.
+ Cập nhật dữ liệu trên các hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu ngành GD&ĐT đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo yêu cầu; cập nhật đầy đủ kết quả học tập của người học trên cơ sở dữ liệu ngành GD&ĐT thường xuyên và định học kỳ; đặc biệt, hoàn thiện đầy đủ thông tin của học sinh cuối cấp, thông tin của học sinh phục vụ tuyển sinh đầu cấp.
+ Duy trì nề nếp trong việc cập nhật thông tin, phổ biến đến cán bộ, giáo viên, học sinh Cổng thông tin điện tử tại địa ch https://hanoi.edu.vn; Cập nhật kịp thời, chính xác thông tin cán bộ quản lý của đơn vị trên danh bạ điện tử của Ngành tại địa chỉ http://danhba. hanoi. edu.vn.
2.2. Tiếp tục triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục, trong đó ưu tiên một số dịch vụ
Dịch vụ trực tuyến về đăng ký, xét tuyển học sinh đầu các cấp học; Dịch vụ công nhận văn bằng, chứng chỉ, hướng tới triển khai ở mức độ toàn trình.
Triển khai áp dụng giải pháp thanh toán học phí và các khoản thu bằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt kết nối.

3. Đảm bảo các điều kiện về hạ tầng số, trang thiết bị triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo. Tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị CNTT phục vụ ứng dụng CNTT và dạy môn Tin học một cách hiệu quả và thiết thực

Rà soát, đầu tư mới, mua sắm bổ sung máy tính dạy môn tin học tối thiểu đáp ứng mức độ cơ bản (mức độ 2 theo Quyết định số 4725/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2022) phục vụ dạy môn Tin học: tối đa 2 học sinh học chung 1 máy tính. Chú trọng khai thác phòng máy tính cho các hoạt động chuyên môn của nhà trường và các môn học khác ngoài môn Tin học.

Nhà trường sử dụng đồng thời nhiều đường truyền Internet của các nhà cung cấp khác nhau, kết hợp các phần mềm dạy học trực tuyến phổ biến, ưu tiên lựa chọn những phần mềm có nền tảng công nghệ trong nước để đảm bảo chất lượng và ổn định việc dạy, học trực tuyến; đảm bảo kết nối Internet (có dây hoặc không dây) đến từng phòng học của các cơ sở giáo dục; đầu tư thiết bị bảo mật (tường lửa, kiểm soát truy cập - IPS...) cho hệ thống mạng cục bộ và phần mềm bản quyền cho máy tính.

Tăng cường đầu tư cho hạ tầng ứng dụng CNTT và chuyển đổi số; đảm bảo kết nối Internet (có dây hoặc không dây) đến từng phòng học;
Triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn an ninh trong môi trường giáo dục nhằm mục tiêu “Cổng trường thông minh” bằng các giải pháp Kiểm soát vào ra bằng thẻ, nhận diện khuôn mặt, điểm danh tự động...
Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh đối với các hệ thống CNTT (phần cứng, phần mềm, wesbite...). Thường xuyên rà soát, khắc phục các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin. Đẩy mạnh tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh kỹ năng nhận biết, phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn thông tin khi sử dụng các phần mềm trực tuyến và thiết bị cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính cá nhân.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

- Nhà trường: phân công một giáo viên và một nhân viên của trường làm đầu mối theo dõi, phụ trách triển khai nhiệm vụ CNTT.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong các hoạt động GD&ĐT và các kết quả ứng dụng CNTT đã đạt được.
- Xây dựng, cập nhật quy chế quản lý, duy trì và khai thác sử dụng các hệ thống CNTT, phân công cụ thể trách nhiệm về quản lý, sử dụng hệ thống; triển khai ứng dụng CNTT phải đi đôi với việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; có các hình thức khen thưởng tập thể, cá nhân làm tốt; có nhắc nhở, phê bình cá nhân chưa hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
- Nhà trường cân đối nguồn ngân sách được cấp để tiếp tục đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị CNTT, phần mềm dạy học trực tuyến, phần mềm phục vụ cho công tác quản lý, giảng dạy và học tập của nhà trường; tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa; phối hợp có hiệu quả việc đầu tư với thuê dịch vụ CNTT (theo Thông tư 03/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020; Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học về CNTT, gửi báo cáo điện tử và thông tin lãnh đạo, cán bộ phụ trách CNTT về Phòng GD&ĐT trước ngày 15/10/2024;
Tổ chức triển khai nhiệm vụ ứng dụng CNTT và chuyển đổi số sau khi kết thúc học kỳ 1 và gửi về Phòng GD&ĐT qua bộ phận
CNTT để tổng hợp trước ngày 25/01/2025;
Tổ chức đánh giá, tổng kết triển khai nhiệm vụ ứng dụng CNTT, chuyển đổi số năm học 2024 - 2025; lập báo cáo đánh giá và tự chấm điểm tiêu chí thi đua năm học gửi về Phòng GD&ĐT qua bộ phận CNTT để tổng hợp trước ngày 25/5/2025;
Trên đây là Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai năm học 2024 – 2025 của trường THCS Đỗ Động./.
 
Nơi nhận:
- Phòng GDĐT (để B/cáo);
- BGH nhà trường (để C/đạo);
- Các tổ, nhóm CM (để T/hiện);
- Lưu: VT.
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 





 
PHỤ LỤC

CÁC VĂN BẢN VỀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIÁO DỤC

(Kèm theo KH số 589 /KH-GDĐT  ngày 19/9/2024 cùa Phòng GDĐT Thanh Oai)
 
  1. Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
  2. Nghị định số 82/2024/NĐ-CP ngày 10/07/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
  3. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng;
  4. Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030. Trong đó Chính phủ giao Bộ GDĐT rà soát, làm rõ nội dung quản lý nhà nước về cung cấp dịch vụ giáo dục; đổi mới tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực GDĐT;
  5. Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-
2020, định hướng đến 2025;
  1. Quyết định số 749/QĐ-TTg  ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong đó GDĐT là 1/8 lĩnh vực ưu tiên, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, ngành nói chung và Bộ GDĐT nói riêng xây dựng kế hoạch chuyển đổi số;
  2. Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
  3. Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”, trong đó có định hướng đến năm 2025, tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong quá trình triển khai;
  4. Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”;
  5. Quyết định số, 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”;
  6. Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 quy định về sử dụng phần mềm tự do nguồn mở trong các cơ sở giáo dục;
  7. Thông tư số 07/2016/TT -BGDĐT ngày 22/3/2016 quy định về Điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
  8. Thông tư số 35/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
  9. Thông tư số 21/2017/TT-BGDĐT ngày 06/9/2017 quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng Internet cho giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục;
  10. Thông tư số 03/2024/TT -BGDĐT ngày 18/3/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Hệ thống chỉ tiêu thông kê ngành giáo dục;
  11. Thông tư số 37/2020/TT-BGDĐT ngày 05/10/2020 Quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
  12. Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên;
  13. Thông tư số 42/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 Quy định về cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo;
  14. Thông tư số 24/2023/TT-BDĐT ngày 11/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, công nhân “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh;
  15. Văn bản số 5807/BGDĐT-CNTT ngày 21/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông;
  16. Quyết định số 4998/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định kỹ thuật về dữ liệu của cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo;
  17. Quyết định số 4725/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2022 ban hành Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
  18. Chỉ thị số 733/CT-BGDĐT ngày 10/05/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chấn chỉnh thực hiện quy định liên quan đến bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục.
  19. Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 20202.
  20. Kế hoạch số 165/KH-UBND ngày 14/6/2022 của UBND Thành phố về Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng thành phố Hà Nội năm 2022-2025
  21. Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 08/02/2024 của UBND thành phố Hà Nội về Chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh năm 2024;
  22. Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 06/5/2024 của UBND thành phố Hà Nội về Triển khai hoạt động Cổng Thông tin điện tử Thành phố và các thành phần theo Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng trên địa bàn thành phố Hà Nội;
  23. Công văn số 4427/SGDĐT-VP ngày 16/12/2020 về việc đôn đốc triển khai phần mềm truyền thông giáo dục hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành ngành Giáo dục và Đào tạo nhăm tăng cường sự tương tác giữa gia đình và nhà trường, hỗ trợ giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh, kiểm tra đánh giá và phối hợp với gia đình trong triển khai các hoạt động giáo dục.
  24. Kế hoạch số 668/KH-SGDĐT ngày 08/3/2024 về Chuyển đổi số, an toàn thông tin, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024./.
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây