TẤM GƯƠNG NHÀ GIÁO ĐIỂN HÌNH MẪU MỰC TRƯỜNG THCS ĐỖ ĐỘNG Ai đó đã từng nói: “Một thầy giáo như ngọn nến đốt chính mình để soi rọi cho người khác.” Không hiểu sao mỗi lúc ngẫm nghĩ về câu nói ấy, trong lòng tôi và các đồng nghiệp trong trường lại nghĩ đến tôi lại nghĩ về cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn giáo viên môn Ngữ văn đang công tác tại Trường THCS ĐỖ ĐỘNG. Đối với chúng tôi cô Nhàn không chỉ là một chị người bạn mà còn là một tấm gương để bản thân học tập, rèn luyện, để cống hiến nhiều hơn cho mái trường THCS ĐỖ ĐỘNG thân thương này!
Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn người giáo viên đã gần 30 năm gieo hạt và đào tạo lớp lớp thế hệ học trò khôn lớn trưởng thành, người mang trên vai sứ mệnh trồng người mà toàn xã hội tin tưởng trao cho. Một tấm gương tiêu biểu trong trường với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, luôn cố gắng vươn lên. Trong những năm qua tình hình dịch bệnh COVID có diễn biến phức tạp, cùng với các giáo viên trong trường các thấy cô phải gồng mình lên để tiếp cận với sự thay đổi của việc dạy học. Từ việc dạy học truyền thống trên lớp lúc này cô giáo ngày đêm học tập cách dạy mới – dạy học trực tuyến, cách dạy rất mới đòi hỏi hiểu biết và thành thạo công nghệ thông tin. Để đáp ứng với tình hình bệnh dịch, tuy tuổi cao song với lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề cô đã cố gắng hết mình ngày đêm để đem lại bài giảng hay, sinh động nhất đến với học sinh. Mỗi tiết dạy là bài học thật bổ ích không chỉ mang lại kiến thức mà chính là cơ hội gắn kết tình thầy trò. Với nỗ lực đó trong nhiều năm học cô đã tham gia thi giáo viên giỏi các môn Văn, Địa đã đạt giải 3 cấp Huyện. Là một giáo viên năng nổ, nhiệt tình, khiêm nhường, mẫu mực, có trách nhiệm, luôn hết lòng vì học sinh, được mọi người nể phục, cô Nhàn luôn ý thức rằng để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thì người giáo viên cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc và yêu thương học sinh như con em ruột của mình. Trong quá trình dạy học, cô không chỉ dạy trên lớp mà tận dụng mọi thời điểm, truyền đạt kiến thức; truyền sự nhiệt tình, say sưa cho học sinh, bồi dưỡng cho các em phương pháp và ý chí quyết tâm trong học tập Trong công tác cô luôn bám sát vào kế hoạch và nhiệm vụ năm học của ngành cũng như của trường và ứng dụng những thành quả từ những năm học trước để xây dựng cho bản thân một kế hoạch hoạt động cụ thể. Tham mưu cùng Ban giám hiệu nhà trường, các bộ phận chức năng, các ban ngành, đoàn thể cũng như đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp học để làm nên sự thành công của phong trào giáo dục của nhà trường. Nói về sự nghiệp giảng dạy, để có hiệu quả cao, cô phân loại học sinh để có phương pháp truyền đạt kiến thức phù hợp. Cô được nhà trường tin tưởng giao trọng trách bồi dưỡng học sinh giỏi của trường. Khi nhận nhiệm vụ cô đã luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng của nhà trường. Đặc biệt với những học sinh giỏi, cô luôn có phương pháp để bồi dưỡng, giúp các em phát huy hết khả năng của mình. Là người giáo viên cô luôn ý thức rằng trách nhiệm của người thầy là sự tận tâm trong dạy học là điều kiện để học sinh có thể phát huy hết khả năng, năng lực của mình, chính nhờ phương pháp dạy đó hàng năm, lớp của cô có nhiều học sinh giỏi cấp huyện, cấp thành phố. Một điều đáng quí hơn cả, đó là tình cảm mà cô dành cho đồng nghiệp, một sự lắng nghe chia sẻ và cảm thông sâu sắc. Dù trong cuộc họp hay giao tiếp với mọi người hằng ngày, người ta ít thấy cô dùng những từ mỹ miều hoặc đao to búa lớn… Có khi gặp những việc căng thẳng cô vẫn giữ được thái độ và lời lẽ rất mực bình tĩnh, tự tin, luôn vui vẻ, nhẹ nhàng, tâm lý luôn để lại ấn tượng trong lòng cán bộ giáo viên nhân viên trong trường. Ngoài năng lực chuyên môn, cô luôn gần gũi với học trò, hiểu tâm lý, hành động phù hợp với lứa tuổi. Cách giải quyết hay xét xử vụ việc gì mọi người đều đọc được trong ánh mắt trong lời nói của cô sự bao dung, thông cảm mà vẫn chứa đầy nghiêm khắc. Cùng với việc dạy chữ, cô rất quan tâm tới việc dạy người. Những giờ sinh hoạt trên lớp chủ nhiệm, cô thường cho học sinh trao đổi, phát biểu thông qua những tiểu phẩm, tình huống, câu chuyện có thật để giáo dục các em về ý chí, nghị lực, niềm tin, lòng bao dung nhân hậu, dạy cách nói lời “cảm ơn”, “xin lỗi”,… Phải chăng vì thế mà học sinh của cô thường gọi bằng cái tên thương mến: Mẹ Nhàn. Kỉ niệm 40 năm ngày nhà gióa Việt Nam cô đã được Ủy Ban nhân dân Huyện Thanh Oai tặng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “ Đổi mới sáng tạo trong dạy và học” ngành giáo và đào tạo Thanh Oai năm học 2020- 2021, 2021-2022.
Khi được hỏi bí quyết nào đã đưa cô tới thành công trong sự nghiệp và cuộc sống? Rất tự nhiên, cô nhẹ nhàng trả lời: “Nghề giáo viên giống như người truyền lửa. Muốn thắp sáng trong trái tim học trò ngọn lửa đam mê, sáng tạo và yêu thương thì trái tim người thầy phải có lửa”. Vâng! Tôi đã thấy ngọn lửa yêu đời, yêu người, yêu nghề trong ánh mắt, nụ cười, trong công việc và cuộc sống hàng ngày của cô. Cảm ơn cô - một nhà giáo đã viết nên bao câu chuyện thật đẹp giữa đời thường! Cảm ơn cô không chỉ truyền lửa cho học trò mà còn cho những người đồng nghiệp như chúng tôi một bài học về sự tận tụy, say mê và cống hiến cho sự nghiệp trồng người cao cả! “Có một nghề bụi phấn bám đầy tay Người ta bảo là nghề trong sạch nhất Có một nghề không trồng cây trên đất Lại nở cho đời những đóa hoa thơm”
Cô luôn xứng đáng là tấm gương sáng về người giáo viên - người mẹ hiền trong môi trường sư phạm, sống và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.