Bài viết về truyền thống phát triển của trường THCS Đỗ Động

Bài viết về truyền thống phát triển của trường THCS Đỗ Động

      

Bài viết về truyền thống phát triển của trường THCS Đỗ Động

TRUYỀN THỐNG PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG THCS ĐỖ ĐỘNG
      
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn thế hệ trẻ “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” (HCM toàn tập, 1995, tập 4, tr33).
Lời dạy của Người chứa đựng toàn bộ giá trị chân lý của thời đại mang tên Người. Để không bị tụt hậu, để xây dựng và phát triển thành công một đất nước độc lập tự do theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì rất cần phải nhận thức rõ hơn nữa vị trí và vai trò của giáo dục và đào tạo.
Để giáo dục và đào tạo có kết quả cao cần có sự chung tay của cả xã hội, trong đó phải kể đến vai trò không nhỏ của các cấp, các ngành chính quyền địa phương. Nhận thức sâu sắc vị trí và vai trò của GD&ĐT đối với sự phát triển của  toàn xã hội cũng như của địa phương. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đỗ Động luôn luôn coi “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững, phải được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Xác định tầm quan trọng đó, Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân  xã chủ động xây dựng kế hoạch, ngân sách tài chính huy động mọi nguồn lực đầu tư, chăm lo, quam tâm tới  sự nghiệp giáo dục của xã nhà, trong đó có trường THCS Đỗ Động.
  Năm 1959, Trường cấp II Đỗ Động (tiền thân là trường THCS Đỗ Động) được thành lập. Xã Đỗ Động khi ấy chỉ là một xã thuần nông vô cùng nghèo túng, vậy mà Đảng bộ chính quyền xã vẫn quyết tâm vận động mọi nguồn lực của xã của làng để xây dựng 3 phòng học khang trang (lúc bấy giờ) trên nền ngôi đình làng thôn Trình xá hiến tặng.
Năm học 1959 - 1960 toàn xã có 900 học sinh. Do trường lớp ít mà học sinh của xã cùng với các xã lân cận đến học đông. Lãnh đạo và nhân dân trong xã lại động viên đóng góp tranh tre dựng tạm một số phòng học ở các khu lẻ.
        Trong những năm 1961- 1967 hệ thống trường học cấp I, cấp II đều được xây dựng, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong xã.
      Năm 1968, Đế quốc Mỹ ném bom. Để việc học tập của học sinh được an toàn, một lần nữa Đảng bộ, chính quyền nhân dân xã lại đóng góp tranh tre nứa trúc, đắp đất xây trường khắp nơi.
Năm 1975, học sinh ngày càng đông. Cả xã cùng với nhà trường bắt tay xây dựng trường trên địa bàn trường ta hiện nay. Năm 1976 hoàn thành dãy nhà 3 phòng học.
 Năm 1977, thực hiện chủ trương của nhà nước trường C1, C2 sát nhập thành trường Phổ thông cơ sở để đảm bảo sự hoạt động giáo dục trong nhà trường. Đảng bộ và chính quyền tiếp tục xây dựng thêm phòng học . Năm 1978 hoàn thành dãy nhà 3 phòng học nữa. Năm 1985 tiếp tục hoàn thành 4 phòng học giáp miếu. Năm 1989 xây được 1 văn phòng.
Năm 1992 tiếp tục thực hiện chủ trương của nhà nước trường phổ thông cơ sở xã nhà lại được tách thành 2 trường: Trường Tiểu học và Trường Trung học cơ sở. Đảng bộ, chính quyền xã lại lần nữa cùng với cấp trên lo ổn định tổ chức 2 trường.
Từ năm 1992 đến nay trường ta đã thực sự ổn định, ổn định cả về lãnh đạo, cả về đội ngũ giáo viên. Cơ sở vật chất của nhà trường phần nào  đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
          Từ 1995 đến 2008 Để đáp ứng được việc dạy và học, thực hiện tốt đề án của cấp trên về giáo dục, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã đã có kế hoạch trích ngân sách nhất định để đầu tư cơ sở vật chất cho trường, tham mưu với cấp trên, đồng thời kêu gọi, xin đầu tư từ các nguồn trong xã hội. Năm 2006 trường được đầu tư xây dựng 1 dãy nhà 2 tầng với 8 phòng học. Năm 2010 một dãy nhà 2 tầng với 6 phòng trong đó có phòng chức năng, thư viện. Năm 2016 tường bao quanh trường đã được xây dựng.
Triển khai thực hiện tốt Qui hoạch phát triển hệ thống giáo dục Thủ đô và xây dựng Qui hoạch phát triển mạng lưới trường học của Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được thành phố phê duyệt. Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Bằng sự quyết tâm Đảng bộ, chính quyền nhân dân xã đã tích cực tham mưu các cấp lãnh đạo huyện Thanh Oai, kêu gọi sự đầu tư của xã hội, huy động mọi nguồn vốn trong nhân dân. Chính vì vậy năm 2017 trường THCS Đỗ Động được sự quan tâm của Thành phố, của lãnh đạo huyện Thanh Oai và toàn thể nhân dân trong xã, đặc biệt là sự hỗ trợ ngân sách của Quận Ủy Ba Đình đã xây dựng cho nhà trường có được ngôi trường khang trang, bề thế đủ điều kiện để công nhân trường chuẩn quốc gia.
Bên cạnh sự quan tâm về vật chất Đảng bộ, chính quyền nhân dân xã luôn quan tâm về tinh thần tới Hội đồng sư phạm nhà trường. Hàng năm ngày khai giảng, tết nguyên đán, ngày 26-3, tổng kết năm học khó ít, giàu nhiều, nhà trường đều được xã quan tâm tạo điều kiện. Đặc biệt ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, xã tổ chức gặp mặt tất cả các đồng chí giáo viên, công nhân viên 3 cấp học cùng với các đồng chí nghỉ hưu theo chế độ để tri ân, động viên, khen thưởng, khuyến khích một cách kịp thời .
     Mối quan hệ giữa trường và các cấp chính quyền càng trở nên gắn bó hơn bởi công tác giáo dục muốn đạt kết quả tốt  không thể là trách nhiệm riêng của nhà trường mà còn là sự góp sức, chung tay rất lớn của gia đình, các tổ chức xã hội ở địa phương. Chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương thường xuyên nắm bắt tình hình học tập của học sinh bỏ học, học sinh lưu ban, động viên các em bỏ học quay lại trường, ngoài ra còn đến gặp các gia đình học sinh khó khăn trên địa bàn để kịp thời hỗ trợ, ngăn chặn học sinh bỏ học, hình thành các quỹ học bổng để hỗ thợ học sinh nghèo gặp khó khăn, khen thưởng, khuyến kích, động viên học sinh giỏi. Nhà trường và công an địa phương có sự phối hợp chặt chẽ trong việc gìn giữ an ninh, trật tự trong và ngoài trường học, ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học, ngăn chặn bạo lực học đường để trường học thực là môi trường trong sạch. Thực là trường như con cá, Đảng bộ chính quyền nhân dân xã như biển nước mênh mông.
Từ khi thành lập (1959) đến nay dưới sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền nhân dân xã Đỗ động, Trường trung học cơ sở Đỗ Động đã mang trong mình một diện mạo mới. Trường đã đạt nhiều thành tích: số lượng giáo viên, học sinh giỏi ngày một tăng, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào lớp 10 công lập cao, nhiều thầy cô giáo đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở ... Cũng từ ngôi trường này mà biết bao thế hệ học trò - người con quê hương đã trưởng thành, tung cách trên mọi nẻo đường của Tổ Quốc làm ăn, lập nghiệp và đóng góp xây dựng đất nước và quê hương Đỗ Động ngày thêm giàu đẹp. Sự đóng góp của Đảng bộ, chính quyền nhân dân xã Đỗ động thật đáng trân trọng. Vì truyền thống hiếu học. Sự nghiệp GD&ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững . Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”. “Vì sự nghiệp 10 năm trồng cây vì sự nghiệp 100 năm trồng người”. Chúng tôi mong rằng Đảng bộ, chính quyền nhân dân xã Đỗ Động sẽ tích cực quan tâm hơn nữa tới sự nghiệp giáo dục xã nói chung và trường THCS nói riêng. Chúng tôi cũng tin tưởng rằng với với sự chỉ đạo sát sao, cùng với sự đồng lòng, chung sức của các cấp các ngành trong địa phương sẽ là nguồn động lực to lớn giúp cho thầy trò trường THCS Đỗ Động đạt được thành tích cao trong năm học 2020-2021 và những năm học tiếp theo đạt thành tích là trường tiên tiến cấp huyện, trường chuẩn quốc gia, đưa sự nghiệp giáo dục xã nhà ngày càng phát triển.
 
Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây